HAANDTHA Blog - Yoga & Travel

View Original

ĐẤT (Prithvi)

Khi hướng dẫn một bài yoga, mình luôn hướng mọi người quay trở về kết nối với yếu tố Đất bên trong cơ thể và bên ngoài cơ thể. Trong hoạt động hàng ngày để níu giữ tâm trí không du hành xuyên thời gian và bay tứ tung, mình hướng chú ý về sự kết nối bản thân với hơi thở, thông qua cảm nhận sự vững chãi trên mặt đất. Và trong một số động tác Yin, thậm chí còn lợi dụng lực hút trái đất để quay về gần mặt đất hơn. 

Sau đó, mình tin rằng mọi cảm xúc, suy nghĩ và tình trạng cơ thể sẽ được chuyển hoá sang một trạng thái nhẹ hơn, yên tĩnh hơn, và chậm lại.

Cùng nhau, chúng ta tìm hiểu một chút về yếu tố Đất nhé:

Tính chất của đất:

  • Đặc tính: lạnh, nặng, ổn định, thô, trì trệ, đậm đặc, cứng, khô, ráp.

  • Hướng: Không di chuyển

  • Bộ phận liên quan: yếu tố Đất thể hiện qua sự lớn lên, sự tích tụ, sự hỗ trợ, tế bào cơ, tế bào mỡ, và hệ thống xương.

  • Tính chất: mang tính ổn định, vững chắc. Tinh thần tự tin nhưng mềm mỏng. Dễ dàng tự tin ra những quyết định và không nghi ngờ về bản thân mình. Giúp cho mối quan hệ dài lâu. Về cơ thể sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối.

  • Khi đất mất cân bằng: 

    • Thiếu đất: sự mất ổn định, mất tự tin, không có khả năng tự lập. Tinh thần lo lắng, hốc hác, hay thay đổi 

    • Dư đất: gây ra sự nặng nề, ù lì, cứng đầu, suy sụp, chán nản, tiêu hoá kém, không có khả năng nhìn mọi thứ rõ ràng.


Yếu tố Đất và mùa

Yếu tố Đất xuất hiện phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa. Cuối hè đầu thu và cuối đông đầu xuân. Vào cuối mùa hay xảy ra hiện tượng Monsoon, Đất chiếm ưu thế nhất bởi lúc nước dường như không di chuyển, mọi thứ dừng lại và ngủ đông, nước có trong không khí cũng đặc quánh lại không di chuyển, nhất là mùa đông ở những vùng lạnh đến mức nước đông thành băng và tuyết. Khi bắt đầu vào thu hay mùa xuân, nước bắt đầu tan và mềm ra, chảy khắp nơi, lúc đó yếu tố đất sẽ cung cấp chất để phát triển thành một hình dạng mới, ví dụ như sự phát triển của cây thể hiện rõ điều này.


Yếu tố Đất với giác quan và các bộ phận trong cơ thể

Trong Ayurveda, yếu tố Đất gắn liền với khứu giác và mũi được xem như bộ phận chuyên chở kết nối giữa yếu tố đất ngoài tự nhiên với yếu tố đất trong cơ thể. 

Thực ra Đất là một yếu tố chứa toàn bộ các yếu tố khác trong nó, như không gian, khí, lửa, nước. Nên Đất kết nối với tất cả các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác và khứu giác, nhưng khứu giác là giác quan có  sự kết nối mạnh mẽ nhất. Qua mũi, chúng ta thưởng thức toàn bộ hương thơm từ tự nhiên, mùi hương sẽ đi vào trong và tác động đến cơ thể và tâm trí. 

Cặp nội tạng liên quan đến Đất chính là Dạ Dày và trực tràng. Thông qua việc tiêu thụ và đào thải ra khỏi cơ thể, yếu tố đất sẽ được điều chỉnh cân bằng. 

Nếu quá nhiều yếu tố Đất được đưa ra ngoài cơ thể thông qua hiện tượng tiêu chảy, cơ thể sẽ bị yếu dần. Nếu yếu tố Đất được đưa ra ngoài cơ thể quá ít thông qua hiện tượng táo bón, cơ thể lúc đầu sẽ có thể vẫn duy trì được sức mạnh nhưng dần dần sẽ bị tích tụ độc tố,cảm xúc giận dữ khó chịu sẽ xuất hiện. Sự liên quan mật thiết giữa giữa yếu tố Đất và khứu giác dẫn đến những triệu chứng tiêu chảy và táo bón đều ảnh hưởng đến khả năng khứu giác. Quá dư yếu tố Đất sẽ cản trở khứu giác, sự thiếu hụt yếu tố Đất lại làm yếu khả năng của khứu giác. Do vậy, một hệ thống bài tiết khỏe mạnh sẽ điểm mấu chốt để cân bằng yếu tố Đất trong cơ thể, khứu giác và sức khoẻ của toàn bộ sinh vật sống.


Yếu Tố Đất với chế độ ăn uống

Thể trạng Kapha được tạo ra từ yếu tố Nước và Đất. Yếu tố Nước có tính lạnh và làm êm dịu với mục đích là bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố nóng từ Pitta và sự di chuyển nhanh từ Vata. Yếu tố Đất sẽ cung cấp nền tảng và cấu trúc vững chắc cho tế bào phát triển.

Yếu tố Đất đi vào cơ thể bằng thức ăn chúng ta ăn hàng ngày, hiện diện nhiều nhất qua những loại ngũ cốc, các loại hạt, đậu và thịt. Sự hiện diện yếu tố đất mang tính trung bình ở những sản phẩm liên quan đến sữa và những loại củ. Khi đưa quá nhiều đất vào cơ thể quá nhiều qua việc ăn không kiểm soát hay việc chọn chưa phù hợp chế độ ăn sẽ làm cho cơ thể phát triển quá nhiều dẫn đến việc dư thừa cân nặng. Nhưng nếu thiếu hụt yếu tố Đất trong nguồn thức ăn đưa vào, cơ thể sẽ yếu dần, dẫn đến xương thiếu độ chắc hay bị loãng xương, dẫn đến việc cơ và mỡ bị giảm và cơ thể dễ bị lạnh, đây là một trong những chức năng quan trọng của Đất để điều hoà nhiệt độ giữ ấm cho cơ thể. Khi thiếu chất, Đất trong cơ thể thiếu hụt sẽ khó có thể xây dựng sức mạnh nội tại để giúp mỗi cá nhân vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

Tuy nhiên, để duy trì chế độ ăn cho hợp lý còn phải tùy thuộc vào mùa. Khi vào đúng mùa của yếu tố Đất thì khối lượng và khẩu phần thức ăn mang tính Đất cũng nên được cân nhắc kĩ để giữ sự cân bằng. Vào thời gian này thức ăn mang tính Đất sẽ được tiêu thụ ít nhất trong các mùa trong năm nhưng nếu quá ít cũng sẽ làm cho cơ thể bị suy yếu và lạnh.

Yếu tố Đất với Tập luyện

Trong Yoga hay bất cứ bộ môn nào khác, những tư thế mà cơ thể kết nối vững chắc trên mặt đất và tiến gần về mặt Đất sẽ giúp kích hoạt yếu tố Đất bên trong để kết nối với yếu tố Đất bên ngoài tự nhiên.

Mình ví dụ như trong Yoga, những tư thế đứng giúp làm mạnh chân, những tư thế ngồi giúp kết nối phần gốc tư thế chắc chắn với mặt sàn và những tư thế thăng bằng giúp tăng sức mạnh cho cơ thể và tâm trí.

Ví dụ như những tư thế: 

  • Balasana ( Tư thế em bé)

  • Virasana ( tư thế anh hùng)

  • Vajrasana ( Tư thế tia sét)

  • Bhujangasana ( Tư thế rắn hổ mang)

  • Urdhva mukha svanasana ( Tư thế chó úp mặt)

  • Tư thế trường tần thấp

  • Tư thế trường tấn cao

Chỉ cần mình luôn ý thức về kết nối với yếu tố Đất, mình sẽ được ổn định vững chãi và cân bằng như chính Đất vậy. Ngoài ra kinh nghiệm của Hà thấy rằng, mỗi lần di chuyển trên tấm thảm, không một tư thế nào mà không cần kết nối với mặt Đất hết, mỗi lần như vậy Hà luôn thả lỏng mọi khó khăn mệt mỏi qua hơi thở ra dài và sâu, bỏ xuống mặt đất, nhất là những tư thế đưa tim và trán về gần mặt Đất, cũng với sự buông xuống qua hơi thở ra đầy chánh niệm, Hà gần như buông được mọi thứ ngay cả cái tôi cũng nhẹ dần xuống, từ đó kết thúc luyện tập với một tinh thần nhẹ tênh và cơ thể tươi mới.

Hay những lúc đi bộ thiền hành cùng với sự chú tâm từng bước chân nâng lên và tiếp đất trọn vẹn ý thức kết nối với mặt Đất, rồi từ đó, sự tĩnh lặng và hiện tại quay trở về một cách hiển nhiên không cố gắng.

“THE EARTH HAS MUSIC FOR THOSE WHO LISTEN “

Namaste!