HAANDTHA Blog - Yoga & Travel

View Original

BHAGAVAD GITA - Karma sanyasa yoga - Yoga của sự từ bỏ hành động (phần 1)

BHAGAVAD GITA
- Karma sanyasa yoga - Yoga của sự từ bỏ hành động

Bhagavad Gita là lời khuyên của Krishna dành cho Arjuna ngay trước khi bắt đầu trận đại chiến Kurukshetra, giữa anh em nhà Kaurava và Pandava trong sử thi nổi tiếng Mahabharata của Ấn Độ. Phiên bản cuối cùng của Bhagavad Gita bao gồm 18 chương trong đó có 700 câu. Gita được viết dưới dạng một cuộc đối thoại và được cho là diễn ra trong khoảng thời gian 90 phút khi binh lính của cả hai bên chờ đợi cuộc chiến bắt đầu. Nhìn về thực chất đó là cuộc chiến tranh bên trong của mỗi chúng ta. 

Chương 8 - Câu thơ 7

तस्मात्सर्वेषु कालेषु मामनुस्मर युध्य च |
मय्यर्पितमनोबुद्धिर्मामेवैष्यस्यसंशयम् || 7||

tasmāt sarveṣhu kāleṣhu mām anusmara yudhya cha
mayyarpita-mano-buddhir mām evaiṣhyasyasanśhayam

BG 8.7:Vì vậy, hãy luôn nhớ đến tôi và luôn hoàn thành sứ mệnh của anh là chiến đấu cho cuộc chiến này. Khi tâm trí và trí tuệ anh luôn hướng về tôi, anh sẽ chạm được đến tôi, cho nên, anh sẽ không còn sự lưỡng lự.

“Tôi vẫn còn thắc mắc, Krishna”, Arjuna nói. “Anh nói rõ ràng rằng, sự hy sinh là bước đầu tiên dẫn đến trí tuệ và hạnh phúc. Vậy có phải tốt hơn cho tôi nếu hy sinh cuộc chiến này, từ bỏ mọi sức mạnh và vinh quang nếu tôi thắng? Nhưng anh cũng đồng thời nói một cách chắc chắn tương đương rằng, thực hiện những công việc mình đang muốn làm, một cách không ích kỷ , cũng là một con đường dẫn đến Trí Tuệ và Hạnh Phúc. Tôi không biết con đường nào tôi nên chọn. Đừng có cho tôi lựa chọn, Krishna. Hãy chỉ nói cho tôi biết, một lần thôi, rằng con đường nào sẽ tốt cho tôi”

”Hãy lắng nghe đây, Partha( Arjuna), và nghe thật kỹ” Krishna nói. “Hai con đường của sự hy sinh và sự từ bỏ, và con đường mà anh đang làm không chứa đựng sự ích kỷ cá nhân, đều dẫn đến Trí Tuệ và Hạnh Phúc. Nhưng trong hai con đường, hành động không ích kỷ nó sẽ tốt hơn việc từ bỏ”

Arjuna nhìn chằm chằm, câu trả lời đã được Krishna trình bày một cách thẳng thắn rõ ràng nhất có thể. Nhưng làm sao có thể là đúng được? Bởi vì anh luôn được dạy rằng tin tưởng con đường đi của những vị thánh nhân, những vị chân tu, người đã từ bỏ những sự thỏa mãn vật chất của đời sống để dành cuộc đời họ cho Thiền Định, đó là con đường cao cả hơn mọi con đường khác. Anh dựa vào lắng nghe thêm sự phát biểu của Krishna.

”Như anh thấy, Mahabahu, người thực hiện sứ mệnh mình với việc không yêu không ghét, là người không thèm khát gì từ công việc anh ta làm hay từ chối tất cả những gì mà công việc đó đem lại, đó chính là người hy sinh tất cả, từ chối mọi thứ. Duy chỉ những người đó mới không thực sự hiểu về từ Hành Động - Làm những gì mà thế giới yêu cầu bạn làm - Là bằng cách thấp kém nào đó rút ra khỏi thế giới. Người thông thái có thể nhìn ra rõ ràng được con đường của sự từ bỏ và Hành Động thực ra là như nhau”

Một cách sốt sắng, Arjuna chộp ngay câu cuối của Krishna mới vừa nói. Phần cuối - Là một lỗ hổng có khả năng giúp anh thoát khỏi cuộc chiến này! Thậm chí tốt hơn, lỗ hổng này - Là một xác thực có ý nghĩa với anh. “Này, Krishna,” anh nói một cách hăng hái, “Nếu sự từ bỏ, và rời khỏi trận chiến thì sao? Có thể hành động đúng là sự lựa chọn tốt hơn, nhưng anh vừa nói rằng con đường của sự Từ Bỏ cũng sẽ dẫn đường đến với đấng Tối Cao, vậy hãy để cho tôi bước đi trên con đường đó”.

Krishna mỉm cười. “Alas, Mahabahu, sự Từ Bỏ không có nghĩa là quay lưng lại với sứ mệnh của mình. Nó được cho là “sự không hành động”, có nghĩa là từ chối hành động, sự từ chối cũng là một hành động, và nó thể hiện sự ích kỷ. Cho nên khi anh chọn việc quay lưng lại với sứ mệnh của mình thì ngay lúc đó anh cũng không thể được xem là người đạt được ý nghĩa của sự từ bỏ hay hành động đúng. Sự không hành động là một loại hành động không cao quý - Lười nhác, hèn nhát và không có Trách Nhiệm. Sự thử thách, như anh thấy đấy, đó là cố gắng đấu tranh cho sự Không hành động khi mà mình phải hoàn toàn tham gia vào hành động đó nhất. Nói một cách khác, sự Thử Thách, là cố gắng để không chỉ làm những hành động đúng mà còn cho sự đúng của Không hành động”

”Sự đúng của Không hành động? Có nghĩa là sao? Anh làm tôi còn rối tâm trí hơn bao giờ hết, Krishna, anh đang trêu chọc tôi đấy hả?”

”Tôi ước tôi đã, Partha( Arjuna), nhưng đây là sự thành thật và sự thật tối cao. Sự ban phúc sẽ cho những người có thể dùng cơ thể và ý thức hoàn toàn tập trung hoàn thành nhiệm vụ một cách trọn vẹn. Những người này, Atman luôn luôn phẳng lặng, không bị làm phiền, không bị bị ảnh hưởng bởi hành động và ý thức. Nó cũng đồng thời không mong chờ phần thưởng từ hành động của mình, hay là không có nỗi sợ bởi kết quả của hành động. Nó cũng là việc không dính mắc bởi hành động hay việc từ chối hành động. Đó chính là sự đúng của việc Không Hành Động, Arjuna, không phải như anh định làm”

Arjuna nhìn tư lự. Tấm màn sương trong tâm trí vừa được tan ra, sự hiểu biết vừa le lói bởi những tia sáng. Nhưng nay, thật khó để làm sao tách biệt bản chất của anh với hành động tàn ác mà chính cơ thể anh đã cam kết sẽ theo đuổi việc đó!

BÀI HỌC TỪ  GITA - Phần Bổ Sung của Roopa Pai

Yup, trách nhiệm là một gánh nặng, nhưng bây giờ thì im lặng và hãy gánh lấy đi.

Trách Nhiệm(Responsibility) là một từ lớn lao. Và rõ ràng nó không giống như một từ nữa đó là Nghĩa Vụ(Duty) hay là Bổn Phận. Nghĩa Vụ là sự làm theo, một việc gì đó mà bạn phải làm, bạn sẽ bị phạt nếu không hành động theo. Nhưng Trách Nhiệm là một lựa chọn - Ở đó sẽ không có quy định hay luật nào bắt buộc bạn phải nhận lấy, và không một ai sẽ phạt bạn nếu bạn không làm nó. Nhưng, theo Gita, theo tiêu chuẩn của những người được đánh giá là có giá trị sống đúng, Trách Nhiệm của bạn, có thể nó không mang lại sự dễ chịu, là một hành động cao quý giống như Nghĩa Vụ vậy.

Là một học sinh, làm bài tập là Nghĩa Vụ. Tôn trọng giáo viên là Nghĩa Vụ. Đến trường đúng giờ là Nghĩa Vụ.

Nếu bạn là một thần đồng toán học, bạn có hứa với người bạn của bạn đang bị yếu trong môn toán rằng sau giờ học bạn sẽ bổ túc thêm môn toán cho người đó. Giữ lời hứa đó chính là Trách Nhiệm mà bạn đang có. Là một thành viên của tập thể tại trường, bạn phải chắc chắn rằng bạn sẽ can thiệp khi bạn cùng lớp của bạn bị bắt nạt bởi ai đó, cho dù kẻ bắt nạt đó là bạn thân của bạn đi chăng nữa, đó chính là Trách Nhiệm. Ở trong trường, để trở thành một tấm gương tiêu biểu cho những học sinh khác noi theo - Ví dụ như đúng giờ, kỷ luật, làm bài tập đầy đủ, tôn trọng nội quy trường học cho dù có người theo dõi hay không theo dõi bạn - Đó chính là Trách Nhiệm.

Nghĩa Vụ có thể sẽ không dễ chịu, nhưng cuối cùng bạn vẫn phải làm nó vì nỗi sợ vị phạt hoặc khiển trách. Nhưng Trách Nhiệm thì bạn lại không có nỗi sợ bị Phạt, nên khi Trách Nhiệm làm cho mình cảm thấy không thoải mái, bạn sẽ có xu hướng bỏ nó xuống. Ví dụ như, X là bạn thân của bạn, bạn không đồng ý X nói xấu Y, một người bạn chung, nhưng đứng lên để bảo vệ cho Y thì đó là công việc không mấy thoải mái và bạn sẽ có xu hướng bỏ qua nó. Nhưng rồi bạn lại cảm thấy áy náy bởi mình không làm những gì mình thấy là đúng, và bạn tìm hàng trăm Lý Do cho chính bạn như “Không phải việc của mình, đó là việc giữa X và Y, mình là ai mà dám xen vào”, “Mình không muốn làm mọi việc rối lên”, “Mình không muốn làm tổn thương X”,  “X quan trọng với mình hơn - Mình không muốn mạo hiểm để đánh mất mối quan hệ với X vì chuyện này”, “Bây giờ thì mình biết X như thế nào, giờ thì mình sẽ bớt gặp gỡ X hơn - Hy vọng X sẽ hiểu ra ý của mình”

Vấn đề của những Lý Do đó chính là bản chất nó chỉ là những Lý Do. Nghiêm trọng hơn nữa, dần dần bạn tin vào những Lý Do đó là sự thật. Và cuối cùng, bạn dần đánh rơi bản thân mình khỏi những hành động cao quý đó chính là Trách Nhiệm, những việc mà bạn cần phải làm nhưng bạn đã không, và nó trở thành một Thói Quen. Điều lo lắng ở đây, “Không phải là vấn đề của mình’ sẽ trở thành một phương châm sống của cuộc đời bạn. Điều đó thật đáng xấu hổ.

Bạn chắc là không muốn trưởng thành lên trong tình huống thấy một người đang bị chảy máu bên đường sau khi tai nạn nhưng bạn bỏ đi vì bạn có Lý Do là ”Nó không phải là vấn đề của mình” chứ? Bạn không muốn trở thành một người bán hàng mà người đó biết rằng một trong những khách hàng của mình sử dụng trẻ em chưa đến tuổi lao động để làm việc trong nhà máy anh ta, nhưng bạn bỏ qua vì nghĩ “Đó không phải là việc của mình”? 

Đương nhiên, trong Mahabharata, Arjuna nằm trong tình huống khó khăn hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Trách nhiệm của Anh là trở thành một người lãnh đạo cuộc chiến, là một chiến binh, là một người tốt, là một người có lý tưởng đúng đắn, là người đứng lên chiến đấu cái xấu và bảo vệ vùng đất dân tộc khỏi những kẻ ích kỷ, tham lam, vô đạo đức, nhưng anh phải giết những người thân thương của anh từ gia đình đến bạn bè để làm đúng với trách nhiệm của mình. Nhưng, hành động có Trách Nhiệm, theo Gita, đó là một hành động thiêng liêng và cao quý.

Đó là lí do vì sao Krishna không thể để Arjuna chạy trốn khỏi Trách Nhiệm nặng nề của anh. Và đó là lí do vì sao Arjuna vẫn tiếp tục lắng nghe lời dạy bảo của Krishna, mặc dù Arjuna không thích những lời đó chút nào, nhưng sâu thẳm trong trái tim mình, Arjuna biết rằng những điều dạy bảo của Krishna hoàn toàn đúng đắn.

P/s 1: Nhân dịp vào lần sinh nhật thứ 5251 của Lord Krishna, vị thần hiện thân thứ 8 của Lord Vishnu, trong đạo Hindu ngày 26/8/2024. Mình muốn chia sẻ về một chút về Gita, cuốn kinh mà mình rất tâm đắc và đang theo học gần cả năm nay. Phía trên là bài bình luận của cô Roopa Pai, cô viết cuốn sách “The Gita for children” mà mình thấy dễ hiểu và ngắn gọn. Hy vọng mọi người có cơ hội được tiếp xúc với kiến thức trong cuốn kinh văn tôn giáo và tâm linh vĩ đại nhất này.

P/s 2: Trong phần 2 tiếp theo bài này, mình sẽ chia sẻ một chút về việc mình hiểu điều dạy này trên hành trình của mình như thế nào. Nếu ai có câu hỏi hay suy nghĩ gì về những thông tin mình chia sẻ về Gita, hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé, mình rất muốn được chia sẻ Gita đến với mọi người và tiếp tục học hỏi và chiêm nghiệm thêm Gita.

Namaste!